Chỉ báo MTM – Momentum Index là gì?

MOMENTUM LÀ GÌ?

Xem Nhanh Nội Dung

Chỉ báo Momentum (Xung lượng) là tốc độ thay đổi giá trong cổ phiếu, chứng khoán hoặc công cụ tài chính có thể giao dịch. Momentum trong forex cũng có thể hiểu là động lực thị trường hoặc đà thị trường. Chỉ số momentum cho thấy tốc độ thay đổi của chuyển động giá trong một khoảng thời gian để giúp các nhà giao dịch xác định sức mạnh của giao dịch theo xu hướng.

Momentum là một bộ dao động không bị ràng buộc, nghĩa là không có biên trên hoặc biên dưới. Điều này làm cho việc giải thích một cặp tiền tệ là quá mua hay bán quá mức mang tính chủ quan. Khi chỉ báo Momentum bị mua quá mức, giá có thể tiếp tục tăng cao hơn.

Một nguyên lý phổ biến trong phân tích kỹ thuật trên thị trường forex chính là giá có thể “nói dối” về xu hướng thị trường nhưng động lượng thị trường luôn đưa ra sự thật cho các nhà giao dịch.

Nhiều nhà giao dịch cũng có thắc mắc vậy momentum trong chứng khoán là gì? Có sự khác nhau nào giữa các thị trường tài chính không?

Câu trả lời là không. Momentum trong chứng khoán là động lượng, động lực hay đà thị trường. Không chỉ chứng khoán, forex mà trên các thị trường tài chính khác thì momentum đều có ý nghĩa như nhau.

Các nhà giao dịch có thể sử dụng động lượng thị trường để giao dịch tiền tệ, cổ phiếu. Nghĩa là dựa trên việc giá đang thể hiện bullish momentum – giá tăng hay bearish momentum (lose momentum) – giá giảm.

CHỈ BÁO MOMENTUM LÀ GÌ?

Chỉ báo xung lượng momentum (MOM indicator) là một công cụ mà các nhà giao dịch sử dụng để xác định động lượng mà các công cụ tài chính (chứng khoán, cổ phiếu, quyền chọn, hợp đồng tương lai, tiền tệ, …) có được khi nó tăng hoặc giảm trên thị trường.

Chỉ báo momentum indicator trong forex là một chỉ báo rất linh hoạt; có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

CHỈ BÁO MOMENTUM LÀ GÌ

Các nhà giao dịch thường sử dụng chỉ báo MOM chu kỳ 10 hay còn gọi là chỉ báo động lượng 10. Chỉ báo xung lượng Momentum indicator TradingView cài đặt mặc định là 10 chu kỳ. (nếu để ngôn ngữ tiếng anh bạn có thể tìm momentum indicator).

Còn trên MT4, chỉ báo momentum cài đặt chu kỳ mặc định là 14 hay chỉ báo động lượng 14.

Chỉ báo MOM nằm trong phần Custom của các chỉ báo trong MT4.

Lưu ý: Việc cài đặt chu kỳ thời gian càng ngắn thì tín hiệu càng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhiễu và có thể đưa ra các tín hiệu sau.

Ngược lại, việc cài đặt inputs chu kỳ càng dài thì tín hiệu sẽ càng đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, khi đó tín hiệu sẽ có độ trễ nhất định.

2.1. Công thức tính chỉ báo momentum (MOM indicator)

Trong cuốn sách “Technical Analysis of the Financial Markets” – tác giả John J. Murphy – cựu chuyên gia phân tích kỹ thuật của CNBC đã nói rằng “động lượng thị trường (market momentum) được đo lường bằng cách lấy chênh lệch giá trong một khoảng thời gian nhất định”.

Và cũng theo ông, để có thể xây dựng được chỉ báo momentum chu kỳ 10 ngày; người ta chỉ cần lấy chênh lệch giữa giá đóng cửa 10 ngày trước đó và mức giá đóng cửa cuối cùng của chu kỳ. Và các giá trị thu được sẽ được thể hiện xung quanh đường số 0 của chỉ báo động lượng.

Và mặc dù các nền tảng giao dịch, công cụ biểu đồ đều đã tính động lượng sẵn cho các nhà giao dịch; nhưng công thức tính momentum cũng rất đơn giản.

Momentum = Giá đóng cửa hiện tại – Giá đóng cửa n chu kỳ trước

Trong đó: n = số chu kỳ (khoảng thời gian) mà các nhà giao dịch tùy chọn

2.2. Ý nghĩa chỉ báo MOM

Chỉ báo MOM indicator gợi ý giúp các nhà giao dịch trong việc giá đảo chiều. Bằng cách phân tích tỷ lệ thay đổi, chúng ta có thể xác định được sức mạnh hay động lực xu hướng trong một cặp tiền tệ hoặc các công cụ tài chính khác.

Động lượng giảm (bearish momentum) cho thấy thị trường đang kiệt sức; và có thể xuất hiện pullback hoặc đảo chiều. Xung lượng tăng (bullish momentum) cho thấy xu hướng mạnh mẽ; và có khả năng cao là xu hướng sẽ tiếp tục.

Từ đó, các nhà giao dịch có thể có được chiến lược giao dịch phù hợp như chiến lược breakout tuỳ thuộc vào động lượng.

Nhiệm vụ của các nhà giao dịch là hiểu được điều kiện thị trường hiện tại và áp dụng tín hiệu phù hợp nhất với bối cảnh thị trường đó.

3. CÁCH SỬ DỤNG CHỈ BÁO MOMENTUM

3.1. Tín hiệu mua

Khi chỉ báo momentum cho thấy giá đã vượt qua đường số 0 theo chiều từ dưới lên của chỉ báo động lượng nghĩa là giá đang đảo chiều. Hoặc bằng cách chạm đáy hoặc vượt qua mức cao hiện tại; các nhà giao dịch coi đó như một tín hiệu tăng giá.

Tín hiệu mua

3.2. Tín hiệu bán

Ngược lại với tín hiệu mua, khi chỉ báo momentum cắt xuống dưới đường 0 có thể có nghĩa là: giá của cặp tiền hoặc tài sản đã đạt mức cao nhất; và đang đảo chiều hoặc giá đã phá vỡ mức thấp gần nhất.

Dù là theo ý nghĩa nào các nhà giao dịch chủ yếu đều coi điều này như một tín hiệu giảm giá.

Tín hiệu bán

3.3. Tín hiệu thoát lệnh

Vào thời điểm chỉ báo momentum quay trở lại đường 0; hầu hết hoặc tất lợi nhuận có thể đã dần biến mất; hoặc thậm chí tệ hơn, các nhà giao dịch đã để một vị thế thắng thành một vị thế thua; nếu không có chiến lược thoát lệnh phù hợp.

Một giải pháp thay thế được đưa ra chính là vẽ đường xu hướng. Khi đường xu hướng bị phá vỡ, đó có thể là tín hiệu thoát lệnh.

Các tín hiệu mua và bán tiềm năng không phải là công dụng duy nhất của chỉ báo. Nó cũng được sử dụng để phát hiện sự phân kỳ – một thuật ngữ quan trọng trong giao dịch.

Tín hiệu thoát lệnh

Khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ, chỉ báo momentum cho tín hiệu giá sắp pullback hoặc đảo chiều.

4. NHÓM CHỈ BÁO MOMENTUM QUAN TRỌNG

Chỉ báo MOM là một trong số các chỉ báo động lượng (momentum oscillator). Nhóm chỉ báo momentum là nhóm các công cụ thường được sử dụng để xác định động lực của một tài sản cụ thể.

Dưới đây là một số chỉ báo momentum quan trọng thường được các nhà giao dịch sử dụng để theo dõi động lượng; và củng cố cho các tín hiệu giao dịch của mình:

– Đường trung bình động (đường MA): Chỉ báo này có thể giúp các nhà giao dịch xác định xu hướng và động lực của giá tổng thể bằng cách lấy trung bình các mức giá biến động trên biểu đồ thành một đường cong (có thể coi là đường xu hướng động).

Đường trung bình động (đường MA)

– Chỉ số sức mạnh tương đối RSI: Như tên gọi của chỉ báo, nó đo lường sức mạnh của chuyển động giá hiện tại trong các giai đoạn gần đây. Các nhà giao dịch thường sử dụng chỉ báo này để cho thấy giá thị trường có đang quá mua hoặc quá bán không.

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI

– Moving average convergence divergence MACD: Đây là một chỉ báo kết hợp cho thấy sự chênh lệch giữa các đường trung bình động. Chính vì thế nó cho thấy cả động lượng giá; cũng như các điểm đảo chiều xu hướng có thể xảy ra.

Khi các đường Signals và MACD cách xa nhau (phân kỳ) thì động lượng được coi là mạnh mẽ. Ngược lại khi chúng hội tụ, xung lượng chậm lại và giá có khả năng đảo chiều. Ngoài ra, khi hai đường cắt nhau cũng có thể cho tín hiệu vào lệnh.

Moving average convergence divergence MACD

– Stochastic momentum index (SMI): Đây có lẽ không phải loại chỉ báo quá phổ biến. Nhiều người khi đọc đến đây có thể sẽ tự hỏi stochastic momentum index là gì. Chỉ báo stochastic momentum là phiên bản cải thiện của chỉ báo stochastic truyền thống.

Nó đo lường vị trí giá đóng cửa hiện tại so với điểm giữa của phạm vi mức cao – thấp gần đây; cung cấp khái niệm về sự thay đổi liên quan phạm vi giá. Mục đích của chỉ báo này là cung cấp các ý tưởng về điểm đảo chiều tiềm năng; hoặc khả năng xu hướng có thể tiếp diễn hay không.

Stochastic momentum index (SMI)

– Chỉ báo Chande Momentum: Chande Momentum là một chỉ báo động lượng được giới thiệu bởi Tushar Chande trong cuốn sách “The New Technical Trader” vào năm 1994. Chỉ báo Chande Momentum sử dụng xung lượng để xác định sức mạnh; hoặc sự suy yếu tương đối trên thị trường.

Chỉ báo Chande Momentum

Nguồn: Sưu Tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *