Chỉ báo parabolic SAR là gì? Stop and Reverse?

Parabolic SAR là gì?

Xem Nhanh Nội Dung

Parabolic SAR là một chỉ báo được các nhà đầu tư sử dụng trong các giao dịch hiện nay. Cha đẻ của chỉ báo này đó là ông J. Welles Wilder Jr – Cha đẻ của hàng loạt các chỉ báo phân tích kỹ thuật nổi tiếng như: RSI, ATR, ADX. Ông chính thức giới thiệu Parabolic SAR tới các nhà đầu tư trên toàn thế giới vào năm 1978 với cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”.

Ban đầu, chỉ báo được tạo ra với tên gọi đầy đủ là Parabolic Stop And Reverse nhưng để gọi một cách thuận tiện hơn, người ta đã viết tắt Stop And Reverse thành SAR. Và đó là lý do tại sao chúng ta có được chỉ báo Parabolic SAR như ngày hôm nay.

Chỉ báo parabolic SAR là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Parabolic SAR là một chỉ báo có hình dạng parabol, có chức năng xác định thời điểm kết thúc của một xu hướng hoặc đảo chiều sang một xu hướng khác. Với chức năng như vậy, các nhà đầu tư thường sử dụng Parabolic SAR với mục đích xác định xu hướng hiện tại của thị trường, các điểm vào lệnh và các điểm thoát lệnh phù hợp.

Nhờ sở hữu những chức năng này mà Parabolic SAR được các nhà đầu tư coi là một hệ thống giao dịch đã được hoàn thiện. Tuy vậy, chỉ có những chức năng xác định điểm kết thúc của chỉ báo Parabolic là hoạt động ổn nên các Trader thường kết hợp chỉ báo này với các công cụ khác để đánh giá chính xác hơn.

Tổng quan về chỉ báo Parabolic SAR

Như vậy, các bạn đã biết chỉ báo Parabolic SAR là gì rồi phải không. Những thông tin bên trên chỉ giúp các bạn hiểu rõ về khái niệm của chỉ báo này. Để hiểu sâu hơn về Parabolic thì các bạn hãy tham khảo thêm những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây nhé.

Đặc điểm của Parabolic SAR là gì?

Đặc điểm của Parabolic SAR là gì? Parabolic SAR là một chỉ báo đặc biệt bởi chúng có những đặc điểm hết sức độc đáo như sau:

  • Parabolic SAR là chỉ báo được biểu diễn bởi rất nhiều dấu chấm nhỏ liên kết với nhau. Sau khi tạo liên kết thành công, các dấu chấm nhỏ sẽ cùng nhau tạo thành những nét đứt
  • Nếu thị trường đang trong một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh thì khoảng cách giữa nét đứt và đường giá ngày càng xa cách. Ngược lại, trong một thị trường không có xu hướng rõ ràng thì thì đường giá và đường nét đứt sẽ cắt đứt liên tục và không thông báo một tín hiệu cụ thể nào
  • Dấu hiệu nhận biết thị trường có khả năng xảy ra biến động mạnh là khi các đường nét đứt thay đổi vị trí so với giá. Ví dụ như khi đường chỉ báo Parabolic SAR có vị trí ở trên nến giá nhưng sau đó lại di chuyển xuống bên dưới đường giá thì điều này sẽ cho thấy rằng giá có thể tăng cao hơn nữa trong tương lai gần.

Chỉ báo PSAR

Dựa vào các đặc điểm của Parabolic SAR, ta sẽ thấy được rằng chỉ báo này rất phù hợp để các nhà đầu tư xác định điểm cắt lỗ (Stop loss). Không chỉ vậy, nhà đầu tư cũng có thể dựa vào đó để đưa ra những dự đoán chính xác về thị trường cho mình nên nắm rõ đặc điểm của Parabolic SAR là gì sẽ rất có ích đó nhé.

Chức năng của Parabolic SAR

Như đã được tìm hiểu về Parabolic SAR là gì thì đây là một chỉ báo giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường. Và để làm được điều này thì Parabolic phải có những chức năng nhất định, bao gồm 3 chức năng chính như sau:

Xác định xu hướng

Vì là một chỉ báo xác định xu hướng nên chắc chắn PSAR sẽ phải có chức năng này rồi. Dưới đây sẽ là một vài dấu hiệu để giúp bạn nắm bắt được thay đổi của thị trường một cách dễ dàng hơn:

  • Chỉ báo PSAR nằm dưới đường giá thì đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang ở trong một xu hướng tăng.
  • Chỉ báo PSAR nằm trên đường giá thì đây lại là dấu hiệu cho thấy thị trường đang ở trong một xu hướng giảm.
  • Chỉ báo PSAR càng nằm xa đường giá thì lực của xu hướng càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Chỉ báo PSAR có chức năng xác định xu hướng
Chỉ báo PSAR có chức năng xác định xu hướng giúp tạo ra các dấu hiệu để các nhà đầu tư biết được thị trường đang ở xu hướng như thế nào

Xác định điểm vào lệnh

Trên thực tế hiện nay, mỗi chiến lược giao dịch đều có cách sử dụng PSAR để vào lệnh khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư đều vào lệnh PSAR theo nguyên tắc sau:

  • Nhà đầu tư nên vào lệnh BUY khi chỉ báo PSAR di chuyển từ phía trên đường giá theo hướng xuống dưới.
  • Nhà đầu tư nên vào lệnh SELL khi chỉ báo PSAR di chuyển từ phía dưới đường giá theo hướng lên trên.

Xác định điểm thoát lệnh

Ngoài chức năng xác định điểm vào lệnh thì Parabolic SAR còn có thể xác định điểm thoát lệnh cho các nhà đầu tư như sau:

  • Nếu nhà đầu tư đang nắm giữ lệnh BUY thì hãy thoát lệnh khi PSAR bắt đầu di chuyển lên đường giá (Chấm bi ở phần bên dưới giá nhưng lúc sau lại nhảy lên trên).
  • Nếu nhà đầu tư đang nắm giữ lệnh SELL thì hãy thoát lệnh khi PSAR di chuyển ngược xuống dưới đường giá (Chấm bi từ phía trên giá nhưng lúc sau lại nhảy xuống dưới).

Các chức năng của chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Ý nghĩa của chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Sau khi đã được tìm hiểu đặc điểm và chức năng của chỉ báo PSAR, bạn có thắc mắc rằng ý nghĩa của chỉ báo Parabolic SAR là gì không. Với một chỉ báo hữu ích như PSAR thì chắc chắn chúng sẽ mang lại ý nghĩa to lớn đối với nhà đầu tư.

Parabolic SAR chỉ có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình khi chúng được sử dụng trong thị trường có xu hướng cụ thể. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc Parabolic SAR sẽ hoạt động kém hiệu quả nếu như thị trường đang có xu hướng đi ngang. Cha đẻ của chỉ báo PSAR đã khẳng định rằng chỉ báo này chỉ thích hợp để thiết lập và định lượng sức mạnh của xu hướng trên thị trường.

3 chức năng mà Parabolic SAR sở hữu chính là những ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi nhà đầu tư. Nhờ có 3 chức năng ấy mà nhà đầu tư có thể nhận biết dễ dàng xu hướng biến động của thị trường và đưa ra cho mình quyết định đúng đắn nhất.

Trong đó, chức năng xác định điểm xu hướng kết thúc của PSAR được các nhà đầu tư chuyên nghiệp đánh giá rất cao. Họ cho rằng nhờ có chức năng đó mà việc thoát khỏi vị thế giao dịch sớm hơn khi thị trường có dấu hiệu chuyển sang xu hướng mới trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Chỉ báo Parabolic SAR mang đến rất nhiều ý nghĩa cho các nhà đầu
Chỉ báo Parabolic SAR mang đến rất nhiều ý nghĩa cho các nhà đầu

Công thức tính dành cho chỉ báo PSAR

Như đã được tìm hiểu ở phần Parabolic SAR là gì thì chỉ báo này được biểu diễn bằng dưới dạng chấm bi hoặc chấm điểm. Các dấu chấm này sẽ nối đuôi nhau tạo ra một đường cong parabol. Trong đó, mỗi chấm sẽ đại diện 1 giá trị của chỉ báo tại một phiên giao dịch và những dấu chấm đó có thể nằm trên hoặc nằm dưới của cây nến.

Và để tính được giá trị của chỉ báo Parabolic SAR thì các bạn sẽ phải sử dụng công thức sau:

PSAR (n) = PSAR (n-1) + AF * [ EP – PSAR (n) ]

Trong đó, các ký hiệu mà bạn cần biết đó là:

  • PSAR: Là từ viết tắt của Parabolic SAR.
  • PSAR (n): Giá trị của chỉ báo tính đến thời điểm hiện tại của phiên dịch.
  • PSAR (n-1): Giá trị của chỉ báo của phiên dịch ở thời điểm trước đó.
  • AF: Là từ viết tắt của Acceleration Factor hay có tên gọi trong Tiếng Việt là hệ số gia tốc. Chỉ báo PSAR có chỉ số gia tốc mặc định là 0.02 và điều này cũng đồng nghĩa với việc là hệ số sẽ bắt đầu từ 0.02 sau đó tăng/giảm 0.02 trong xu hướng tăng/giảm. AF cũng có giá trị tối đa là 0.2 nhưng tùy vào khung thời gian mà bạn lựa chọn thì có thể điều chỉnh AF của mình được. Nhưng lưu ý không nên chỉnh quá cao đâu nhé.
  • EP: Là từ viết tắt của Extreme Price hay nghĩa Tiếng Việt là các điểm cực trị. EP sẽ là một giá trị cao nhất hoặc thấp nhất trong một xu hướng trên thị trường.
Công thức tính chỉ báo Parabolic SAR là gì?
Công thức tính chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Nguồn: Sưu Tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *