Đường BOLL là gì? Chỉ báo Bollinger Bands là gì?

BOLLINGER BAND LÀ GÌ?

Xem Nhanh Nội Dung

Bollinger Bands là một công cụ phân tích kỹ thuật được John Bollinger tạo ra vào những năm 1980. đây là một đường chỉ báo cơ bản được sử dụng nhiều trong chứng khoán, forex và hiện tại là tiền điện tử.

Bollinger Bands như tên gọi của nó là chức năng tạo ra một dải bao quanh vùng giá. Và độ rộng của dải bao sẽ phụ thuộc vào tính biến động của giá ở thời điểm hiện tại.

Bollinger Bands sẽ giúp bạn đọc mức độ biến động giá ở thời điểm hiện tại. Cách tương tác của giá với các vùng Bollinger Bands sẽ cho bạn thông tin quý giá về hướng đi của thị trường.

Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật, Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động (Moving Average) và độ lệch chuẩn.

Cấu tạo đường Bollinger Bands

Bollinger Bands được hình thành dựa trên đường trung bình động Moving Average (MA). Nó có cấu tạo gồm 3 thành phần chính:

Đường trung bình động MA (Moving Average): là một chỉ báo thể hiện giá trị trung bình của giá coin trong một khoảng thời gian. Khi giá coin thay đổi thì giá trung bình cũng thay đổi theo. Trung bình động có thể được tính dựa trên bất kỳ chuỗi dữ liệu nào bao gồm giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa, khối lượng giao dịch hoặc một chỉ báo khác. Trong trường hợp của Bollinger Bands, trung bình động (đường middle) được tính từ giá đóng cửa (close price). thông thường mặc định là 20 phiên (20 period).

Dải trên (Upper Band): dải trên thường được tính bằng cách lấy đường trung bình MA cộng 2 lần độ lệch chuẩn. Dải này có vị trí nằm trên đường MA.

Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường được tính bằng cách lấy đường trung bình MA trừ 2 lần độ lệch chuẩn. Dải này có vị trí nằm dưới đường trung bình MA.

 

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA ĐƯỜNG BOLLINGER BANDS

Đường bollinger band có một số đặc điểm chính mà cần lưu ý như sau:

  • Giá thường xuyên dao động trong đường bollinger band. (các cây nến chủ yếu nằm trong 2 đường trên Upper Band và dưới Lower Band)
  • Giá đóng cửa thường nằm trong bollinger band, nếu nằm ngoài bạn cần chú ý nhé.
  • Giá có xu hướng điều chỉnh về xung quanh đường trung bình MA.

CẤU TẠO ĐƯỜNG BOLLINGER BANDS

Bollinger bands gồm 3 đường:

– Một đường trung bình động ở giữa (đường này là đường trung bình động MA20). Có một số biến thể là 10, 30 hay con số khác. Tuy nhiên, con số 20 vẫn là con số được nhiều trader sử dụng nhất.

– Một đường biên trên với độ biến động 2% so với đường bands giữa.

– Một đường biên dưới với độ biến động 2% so với đường bands giữa.

Bollinger bands gồm 3 đường

CÁCH SỬ DỤNG ĐƯỜNG BOLLINGER BAND 

1. Chỉ ra dấu hiệu cảnh báo có sự biến động giá mạnh : những đường biên bands thu hẹp trước khi bắt đầu 1 sự biến động mạnh về giá. Cái này dân trade thường gọi là “thắt nút cổ chai” hoặc “sắp có bão”.

2. Chỉ ra thị trường đang tình trạng quá mua, quá bán : Giá ở dần biên dưới tức thị trường đang quá bán, giá ở gần biên trên tức thị trường đang quá mua.

3. Giá sau khi vượt ra ngoài dãi Bollinger bands và tạo đỉnh hoặc đáy thì thông thường đây là tín hiệu cảnh báo sự chấm dứt xu hướng.

4. Giá có xu hướng trở về đường trung tâm MA20 sau khi chạm 2 biên.

5. Dùng để đo độ mạnh yếu của trend: Trend mạnh nếu giá sẽ sát đường Bollinger Band trên hoặc dưới.

6. Nếu giá thoát ra khỏi đường Bollinger Band biên trong khi trend đang tiếp tục, đó là dấu hiệu của động lượng giảm dần (fading momentum).

Bollinger Band

7. Nếu giá liên tục đẩy lại gần 2 đường Bollinger Band biên nhưng không chạm thì đó là dấu hiệu của sự thiếu hụt lực

8. Nếu đường MA20 (Bands giữa) bị phá vỡ thường là dấu hiệu trend đã đến hồi kết thúc.

9. Giá dao động dưới Bollinger bands giữa (MA20) cho biết xu hướng đang giảm và khả năng tiếp cận bolligner bands dưới là vô cùng cao và giá đang dao động trên Bollinger bands giữa (MA20) cho biết xu hướng hiện tại đang tăng và khả năng tiếp cận Bollinger bands trên là rất cao.

10. Khi 3 đường Bollinger bands có độ dốc hướng lên thì xu hướng tăng mạnh và ngược lại

11. Trong một sóng thường có 3 đến 5 kén BB, chúng ta hay dùng cái này để đo sóng tìm target

12. Rất ít khi có cây nến nào không có khá nằm trong khu vực của BB, ít nhất cũng sẽ có râu chạm vào BB. Các bạn xem chart sẽ thấy

chart BB

13. Tip trade sóng mình thường dùng là bắt ngoài BB chốt ở BB, BB dưới thì chốt EMA10.

14. Trong một kén BB thường có một số chỗ giá chạm vào sẽ bật, có một số chỗ chạm sẽ tụt vài cây nến, có chỗ báo sideway, các bạn nên nhìn nhiều kén vào sẽ phát hiện quy luật.

15. Trong kén nến có thể đo nến để lấy target, thường thường thì kén sau dó khoảng giá bằng kén trước, trừ một số trường hợp đặc biệt.

16. Khi một trong 3 đường cắm vào đầu hoặc đuôi cây nến, giá gần như chắc chắn sẽ chạy theo hướng cây nến đó.

Nguồn: Sưu Tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *