Phân tích 9 mô hình kỹ thuật trade coin cơ bản

Phân tích mô hình kỹ thuật là gì?

Xem Nhanh Nội Dung

Nó là việc nhà giao dịch học các biến động giá.

Nguyên lý cơ bản là việc quan sát, nhìn nhận những biến động giá trong quá khứ để xác định tình hình biến động có thể xảy ra.

Chúng ta thường được nghe tới câu “Lịch sử thường sẽ lặp lại”. Đó chính là niềm tin và là cơ sở để phân tích kỹ thuật dựa vào.

Phân tích kỹ thuật thường tìm kiếm những mô hình đã được hình thành trong quá khứ và cho rằng những mô hình này cũng sẽ phản ứng trong thời điểm hiện tại một cách tương tự.

Phân tích kỹ thuật có vai trò như là cơ sở để các nhà giao dịch dựa vào. Qua đó sẽ có những quyết định có cơ sở chứ không phải theo cảm tính chủ quan.

Đó là những giới thiệu sơ qua về khái niệm phân tích kỹ thuật, bây giờ chúng ta hãy cùng bắt tay tìm hiểu về 9 mô hình trade coin cơ bản thường được sử dụng nhé.

Mô hình trade coin vai đầu vai (Head and Shouder)

Mô hình trade coin này thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của 1 xu hướng. Đây là mô hình đảo chiều trong 1 xu hướng trước đó.

Ví dụ: “Trước đó là 1 xu hướng đang giảm, xuất hiện mô hình vai đầu vai ngược, thì xu hướng tiếp theo sau đó sẽ có khả năng là mô hình đảo chiều đi lên. Hoặc xu hướng trước đó đang tăng và bắt gặp mô hình vai đầu vai thuận, tiếp theo sau đó giá sẽ có khả năng giảm”.

Vai đầu vai thuận

Hình ảnh mô phỏng mô hình vai đầu vai thuận:

Vai đầu vai thuận

Mô hình này yêu cầu các pha thời gian cần phải tương đồng nhau. Khoảng thời gian hình thành vai trái và khoảng thời gian hình thành vai phải phải gần tương đồng với nhau. Tất nhiên là nó không thể bằng nhau chính xác 100%, nhưng không được quá chênh lệch. Vì chênh lệch nhiều thì mô hình sẽ không còn chính xác nữa.

Trong mô hình này, sẽ có 1 đường cổ (Neckline) màu đỏ. Trước khi mô hình vai đầu vai hình thành thì đường neckline này đóng vai trò là hỗ trợ. Mức hỗ trợ này khá vững, vì nó đi qua 2 đáy. Thời điểm này ta cần chờ đợi hỗ trợ bị phá vỡ, khi giá breakout ra khỏi khu vực đấy sẽ đảo chiều đi xuống và hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự.

Vai đầu vai ngược

Vai đầu vai ngược

Tương tự với mô hình vai đầu vai thuận. Mô hình này cũng yêu cầu các pha thời gian cần phải tương đồng nhau. Khoảng thời gian hình thành vai trái và khoảng thời gian hình thành vai phải phải gần tương đồng với nhau.

Bên cạnh đó, nó cũng có 1 đường cổ (Neckline) màu đỏ. Trước khi mô hình vai đầu vai hình thành thì đường neckline này đóng vai trò là kháng cự và kháng cự này cũng khá vững, vì nó đi qua 2 đỉnh. Lúc này ta cần chờ đợi kháng cự bị phá vỡ, khi giá breakout ra khỏi khu vực đấy sẽ đảo chiều đi lên. Lúc này kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ.

Khi giá quay lại test vùng hỗ trợ, chúng ta sẽ đặt lệnh mua (buy) ở đây. Và lợi nhuận (Profit) mục tiêu được tính từ điểm mô hình breakout tính lên 1 đoạn bằng với đoạn đó từ cổ đến đỉnh đầu của mô hình, có thể canh chốt lời (tham khảo hình minh họa).

Mô hình trade coin tam giác (Triangle)

Trong mô hình tam giác, chúng ta sẽ có 3 loại mô hình khác nhau. Mỗi mô hình sẽ có ý nghĩa riêng nhưng mang hình dáng tương đối giống nhau.

Mô hình trade coin tam giác

Mô hình tam giác tăng (Ascending Triangle)

Trong hình mô phỏng ở trên, ở hình thứ nhất trên cùng sẽ thấy có góc vuông nằm phía trên, các đỉnh của giá gần như là đi ngang, các đáy càng lúc càng tăng lên. Lúc này lực mua (buy) đẩy giá đi lên, trong khi lực bán (sell) không đẩy nổi giá đi xuống.

Ở mô hình này, thông thường giá sẽ breakout và đi lên.

Mô hình tam giác giảm (Descending Triangle)

Ở hình mô phỏng thứ 2 sẽ thấy nó ngược lại với mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm có góc vuông nằm phía dưới. Lúc này các đáy của giá gần như là đi ngangcác đỉnh của giá càng lúc càng thấp. Điều này cho thấy là lực mua (buy) không đủ mạnh bằng lực bán (sell).

Cho đến khi giá bị breakout khỏi mô hình, thì giá sẽ theo xu hướng đi xuống.

Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)

Trong hình mô phỏng thứ 3 sẽ thấy các đỉnh của giá đang thấp dầncác đáy của giá thì đang tăng dần. Điều này thể hiện rằng lượt bán (sell) càng ngày càng mạnh, lực mua (buy) thì càng lúc cũng càng tăng mạnh, sự giằng co giữa 2 lựa mua bán càng lúc càng mạnh mẽ hơn.

Khi đó giá breakout ở phía nào trước thì bên đó sẽ chiếm ưu thế hơn.

Mô hình chữ nhật (Retangle)

Mô hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật cũng có 2 loại: Mô hình chữ nhật tăng giá và mô hình chữ nhật giảm giá.

Các bạn xem hình để ý 2 đường song song đại diện cho 2 đường Hỗ trợ và Kháng cự.

Mô hình này chúng ta cũng chờ đợi giá breakout, khi giá break sẽ đi thêm 1 đoạn ít nhất bằng chiều cao của hình chữ nhật. Đây là khoảng giá mà tối thiểu giá có thể đi được, thông thường thì nó sẽ đi xa hơn.

Mô hình cây cờ (Flag)

Với mô hình cây cờ này chúng ta cũng có 2 loại: Mô hình cờ tăng và mô hình cờ giảm.

Mô hình cờ tăng (Bullish Flag)

Mô hình cờ tăng

Với mô hình cờ tăng giá này, các bạn xem hình sẽ thấy được rằng là ở trước đó là xu hướng đang tăng rất mạnh (ở đây thường xảy ra có thể là do có 1 tin tốt nào đó thúc đẩy, làm giá phi rất nhanh), ngay sau đó giá đi ngang. Điều này hình thành lá cờ chữ nhật và có đường xu hướng giảm xuống (đây là giai đoạn các nhà đầu tư nghỉ ngơi, chốt lời, hoặc có 1 số người bảo rằng đây là giai đoạn tích tụ năng lượng) sau khi tăng đã trớn. Sau khi giá breakout lá cờ đi lên, giá sẽ tăng lên 1 đoạn bằng với thân cây cờ.

Mô hình cờ giảm (Bearish Flag)

Mô hình cờ giảm

Ngược lại với mô hình cờ tăng, mô hình cờ giảm giá này các bạn sẽ thấy trong hình là trước đó có 1 xu hướng giảm giá mạnh, sau đó hình thành mô hình lá cờ chữ nhật với 2 đường xu hướng giảm. Nếu giá breakout lá cờ đi xuống, giá sẽ giảm xuống 1 đoạn cũng bằng với thân cờ.

Mô hình cốc và tay cầm (Cup and Handle)

Mô hình cốc và tay cầm

Đây là mô hình có hình dạng giống cái cốc và tay cầm nên nó được gọi như thế. Trong thực tế thì mô hình này rất khó nhận biết được, phụ thuộc vào vị trí tương đối khi chúng ta zoom chart lên xem.

Để xác định được điểm vào lệnh, bạn có thể kết hợp với Fibonacci, kéo từ đáy cốc đến đỉnh cốc, điểm vào lệnh nằm ở khu vực Fibonacci 0.618 và 0.5 ở tay cầm. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng Fibonacci, mình sẽ làm 1 bài hướng dẫn sau.

Giá mục tiêu khi breakout khỏi tay cầm bằng với chiều cao của cốc.

Mô hình cái nêm (Wedge)

Nhìn vào hình mô phỏng, chúng ta sẽ thấy mô hình cái nêm này gần giống với mô hình tam giác. Tuy nhiên nó khác mô hình tam giác đó là cả 2 cạnh đều hướng lên hoặc 2 cạnh đều hướng xuống. Và nó cũng có 2 loại: Mô hình giá nêm tăng và mô hình giá nêm giảm.

Mô hình giá nêm tăng

Mô hình giá nêm tăng

Như hình các bạn thấy 2 cạnh đều hướng lên thể hiện lực mua (buy) đang chiếm ưu thế, lực bán (sell) yếu hơn. Lúc này giá càng lúc càng được đẩy lên nhưng không nhiều, có 1 mức kháng cự để giữ giá lại. Cho đến khi có 1 người hoặc 1 nhóm nào đó mạnh hơn và áp đảo phe mua (buy) thì giá bị breakout hướng xuống.

Mô hình giá nêm giảm

Mô hình giá nêm giảm

Ngược lại với mô hình giá nêm tăng, các bạn để ý trong hình sẽ thấy mô hình giá nêm giảm có 2 cạnh đều hướng xuống, phe bán (sell) lúc này đang chiếm ưu thế rất mạnh, phe mua (buy) vẫn giữ được giá ở 1 mức hỗ trợ. Dù phe bán (sell) đang chiếm ưu thế, tuy nhiên nếu có 1 người nào đó hoặc 1 nhóm nào đó mạnh hơn và áp đảo lại và bứt phá hơn phe bán (sell) thì sau đó giá sẽ đi lên.

Mô hình 2 đỉnh 2 đáy (Double Top – Bottom)

Mô hình 2 đỉnh 2 đáy

Mô hình 2 đỉnh 2 đáy đóng vai trò là mô hình đảo chiều. Trước đó có 1 xu thế giá uptrend hoặc dowtrend rất dài và mô hình 2 đỉnh hoặc 2 đáy hình thành thì khả năng mô hình này thành công rất cao.

Mô hình trade coin 2 đỉnh (Double Top)

Các bạn xem hình ảnh phía trên ở mô hình 2 đỉnh, thì mô hình này có 2 đỉnh gần bằng nhau, không được chênh lệch nhiều.

Giá mục tiêu tối thiểu sau khi break bằng chiều cao của mô hình.

Mô hình trade coin 2 đáy (Double Bottom)

Tương tự mô hình 2 đỉnh, ta cũng có:

  • 2 đáy gần bằng nhau, không chênh lệch quá nhiều.
  • Giá mục tiêu cũng tương tự mô hình 2 đỉnh, tối thiểu sau khi break bằng chiều cao của mô hình.

Mô hình 3 đỉnh 3 đáy (Triple Top – Bottom)

Mô hình 3 đỉnh 3 đáy

Mô hình này cũng tương tự mô hình 2 đỉnh 2 đáy phía trên thôi, tuy nhiên nó có thêm 1 đỉnh hoặc 1 đáy nữa.

Giá mục tiêu sau khi breakout tối thiểu cũng bằng chiều cao của mô hình.

Mô hình 1-2-3

Tại mô hình 1-2-3 này cũng có 2 loại, tôi sẽ chia thành mô hình 1-2-3 mua và mô hình 1-2-3 bán để bạn dễ hiểu:

Mô hình 1-2-3

Mô hình 1-2-3 mua (1-2-3 buy)

Các bạn xem hình bên trái, ở mô hình này gần giống với mô hình 2 đáy. Bạn thấy trước đó là xu hướng đi xuống và hình thành nên 2 đáy, tuy nhiên ở đây thì đáy sau cao hơn đáy trước, sau đó ta chờ đợi giá break ra khỏi vị trí số 2 thì sẽ mua (buy) và thông thường giá sẽ đi lên.

Mô hình 1-2-3 bán (1-2-3 sell)

Các bạn xem hình bên phải, ở mô hình này gần giống với mô hình 2 đỉnh. Trước đó bạn thấy là xu hướng đang tăng và hình thành 2 đỉnh, tuy nhiên đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, chờ đợi giá break khỏi khu vực vị trí số 2, thì ta tiến hành bán (sell) vì thông thường sau đó giá sẽ đi xuống.

Kết luận

Có lẽ bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản để qua đó sẽ giúp các bạn trade coin một cách “vững tay” hơn. Mặc dù công cụ phân tích kỹ thuật sẽ hỗ trợ các bạn một phần nhưng bạn cần phải có một chiến lược quản lý vốn hiệu quả.

Nguồn: Sưu Tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *