Nến Evening Star là gì?

Evening Star là gì?

Xem Nhanh Nội Dung

Evening Star (Sao Hôm) là mô hình 3 nến xuất hiện tại điểm kết thúc của một xu hướng tăng báo hiệu đảo chiều giảm mạnh. Như vậy, mô hình này sẽ có các đặc điểm nhận biết như sau:

  • Xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng.
  • Là cặp 3 nến cho tín hiệu giá có thể giảm mạnh.
  • Nến 1 là nến tăng mạnh, thể hiện sự tiếp diễn xu hướng tăng mạnh trước đó.
  • Nến 2 là nến thân nhỏ, có thể là nến giảm, tăng hoặc Doji đều được. Trong một số trường hợp, nến 2 có thể tạo gap (khoảng trống) khi bứt phá lên so với nến thứ nhất.
  • Nến 3 phải là một nến giảm mạnh, có giá mở cửa phải thấp hơn giá cao nhất của nến 2 và giá đóng cửa của nến 3 tối thiểu thấp hơn 1/2 của nến 1.
Mô hình nến Evening Star (Evening Star Candlestick)
Mô hình nến Evening Star (Evening Star Candlestick)

Ví dụ: Ở một xu hướng tăng xuất hiện mô hình Evening Star => Đảo chiều từ tăng thành giảm.

Xu hướng tăng xuất hiện mô hình Evening Star
Xu hướng tăng xuất hiện mô hình Evening Star

Ý nghĩa mô hình nến Evening Star

Mô hình Evening Star thường được hình thành ở cuối xu hướng tăng giá báo hiệu sự đảo chiều xu hướng từ tăng thành giảm.

Mô hình nến Sao Hôm (Evening Star Pattern) thể hiện sự mạnh mẽ và áp đảo của phe bán ở nến 3 sau giai đoạn giằng co giữa phe mua và phe bán nhưng chưa phân thắng bại (ở nến 2). Cung cấp tín hiệu đảo chiều ở cuối xu hướng tăng một cách rõ ràng.

Cách sử dụng mô hình nến Evening Star

Trong một số trường hợp khi kết hợp 3 nến trong mô hình Evening Star sẽ tạo thành Nến Shooting Star => Do đó, mô hình Evening Star sẽ có tính chất và cách giao dịch tương tự với nến Shooting Star.

Mô hình Evening Star = Nến Shooting Star
Mô hình Evening Star = Nến Shooting Star
  • Ngay khi Mô hình Evening Star hoàn thành, bạn hãy đặt lệnh Sell (Sell stop) tại vị trí thấp hơn bóng nến giảm một chút, và đặt stoploss cao hơn bóng nến giữa một chút để phòng trường hợp bị quét. Đây là cách an toàn nhất và phòng được trường hợp giá không giảm khi mô hình xuất hiện.
Sell tại vị trí thấp hơn bóng nến một chút
Sell tại vị trí thấp hơn bóng nến một chút
Sell ngay khi Mô hình Evening Star hoàn thành
Sell ngay khi Mô hình Evening Star hoàn thành
  • Bạn hãy đặt lệnh Sell (Sell Limit) ở mức giá bằng nửa nến giảm của mô hình. Và đặt stoploss cao hơn bóng nến giảm của mô hình một chút để phòng trường hợp bị quét.
Sell ở mức giá bằng nửa nến giảm của mô hình
Sell ở mức giá bằng nửa nến giảm của mô hình

lưu ý khi giao dịch với mô hình Evening Star

Để sử dụng mô hình nến Sao Hôm một cách hiệu quả thì bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Mô hình Evening Star có nến giữa nằm ở kháng cự sẽ cho tín hiệu đảo chiều mạnh hơn.
  • Khối lượng giao dịch ở nến Giảm phải lớn: Volume càng cao chứng tỏ phe bán vùng đó càng lớn. Do đó sẽ tăng tỉ lệ chính xác cho mô hình lên cao hơn.
  • Không sử dụng mô hình Evening Star khi thị trường sideways: tuyệt đối không được áp dụng mô hình này khi giá bắt đầu đi vào vùng sideways. Nó chỉ nên được áp dụng và giao dịch sau một xu hướng tăng.
  • Nên kết hợp mô hình Evening Star cùng với các chỉ báo khác: để tăng xác suất chính xác khi vào lệnh bạn nên kết hợp thêm cái chỉ báo đảo chiều xu hướng như MACDRSIStoch,… Nếu Evening Star xuất hiện nơi có tín hiệu phân kì đảo chiều sẽ nâng cao tỉ lệ chính xác.
  • Có thể kết hợp với Mô hình nến đảo chiều: kết hợp mô hình hai đỉnh và mô hình Vai – Đầu – Vai. Khi xuất hiện Evening Star ở Vai phải của Mô hình Vai – Đầu – Vai hoặc ở đỉnh thứ hai của mô hình 2 đỉnh, chúng ta sẽ cân nhắc vào lệnh ngay khi kết thúc nếnEvening Star hoặc bạn có thể chờ giá break neckline để củng cố tín hiệu.

Tổng kết

Như vậy mình đã chia sẻ về mô hình nến Evening Star là gì và cách giao dịch cũng như một số lưu ý để tăng xác suất Trade thành công với mô hình nến Evening Star. Evening Star chính là 1 trong 40 mô hình nến đảo chiều mà các trader cần phải biết. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng vào quá trình đầu tư và giao dịch trên thị trường crypto.

Nguồn: MarginATM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *